Thay đổi hành vi hay xây dựng một thói quen mới cho người dùng, gọi cách khác sanh chảnh hơn là “giáo dục thị trường”, chắc chắn là một trong những việc khó nhất mà cũng tốn kém nhất mà một doanh nghiệp có thể làm. Tại Việt Nam thì trong vài năm vừa rồi có 2 case studies đáng chú ý đó là thương mại điện tử (e-commerce) và ứng dụng gọi xe (ride-hailing). Ở đây ta chỉ tạm nói tới ride-hailing.
Vậy các ứng dụng ride-hailing như Grab, GO-VIET, Be đã chi bao nhiêu tiền để giáo dục người dùng tại một thị trường như Việt Nam? Trong bài viết này Tú dẫn chứng một số dữ liệu từ nền tảng đo lường các ứng dụng AppAnnie cho các ứng dụng này. Số liệu bắt đầu từ tháng 3/2015, là thời điểm bắt đầu có người cài đặt đầu tiên cho đến trung tuần tháng 7/2019
– Uber có tổng cộng 8,000,524 lượt cài đặt từ 3/2015 đến hết tháng 4/2019 khi mà hãng này dừng hoạt động thị trường Việt Nam. Và từ đó đến nay số lượng download của Uber tại Việt Nam vẫn tăng thêm khoảng 275,000 lượt cài đặt với trung bình 2,000-4,000 lượt trong 1 tuần
– Grab có tổng cộng 26,900,000+ lượt cài đặt từ 3/2015 đến 7/2019 và khoảng 15,000,000+ lượt cài đặt trong khoản thời gian cạnh tranh với Uber (giai đoạn 3/2015 – 4/2018). Grab vượt trội về lượt cài đặt ngoài việc chi tiêu nhiều tiền quảng cáo hơn còn đến từ chiến lược của hãng này khi với Grab Bike.
– Ứng dụng GO-VIET ra khỏi beta và bắt đầu có thể cài đặt rộng rãi từ cuối tháng 7 và đến nay đã có khoảng 6,600,000+ lượt cài đặt. Trong cùng thời gian đó Grab cũng đạt hơn 9,200,000+ lượt cài đặt.
– Be nhập cuộc sau cùng các ứng dụng khác, bắt đầu từ tháng 12/2018 và chỉ có 2 dịch vụ chính là gọi xe máy và xe hơi nhưng từ đó đến nay đã đạt được khoảng 2,600,000+ lượt cài đặt và có vẻ như vẫn còn tiếp tục
– Hãng Vinasun tham gia vào mảng ứng dụng từ khá sớm, những lượt cài đặt đầu tiên có từ tháng 5/2015. Điều này cho thấy rằng Vinasu thật ra có tầm nhìn chiến lược khá tốt khi nhận ra rằng họ cần có ứng dụng gọi xe để cạnh tranh với sự xuất hiện của các đối thủ công nghệ nước ngoài.
– Mai Linh là hãng có hiện diện ở cả Hồ Chí Minh / Hà Nội và nhiều tỉnh thành hơn so với Vinasun vốn chỉ hoạt động chủ yếu ở HCM và vài tỉnh miền nam. Mai Linh tham gia vào cuộc chơi ứng dụng gọi xe tương đối trễ hơn so với Vinasun, những cài đặt đầu tiên bắt đầu có từ trung tuần tháng 4/2017 tức là gần 2 năm sau khi Vinasun ra ứng dụng và khi các ứng dụng gọi xe đã trở nên phổ biến.
– Fastgo của tập đoàn Nextech được tung ra ở thời điểm khi Uber vừa rút chân khỏi thị trường và được PR bằng các ngôn từ tương đối mạnh mẽ. Nhưng nhìn về mặt số liệu thì có vẻ lại không thật sự được như vậy.
– VATO cũng là một trong những ứng dụng gọi xe nội địa có mặt sớm nhất trên thị trường, số liệu cho thấy những cài đặt đầu tiên có từ cuối tháng 5/2016.
Vậy quay lại câu hỏi, các hãng này đã chi bao nhiêu tiền cho việc thu hút người dùng? Chính xác hơn là bao nhiêu tiền cho việc quảng cáo với mục tiêu là cài đặt ứng dụng? Việc cài đặt ứng dụng có 2 hình thức: cài đặt thông qua quảng cáo (paid install) và cài đặt tự nhiên (organic install). Các số liệu đã chỉ ra rằng 1 lượt cài đặt của các chiến dịch paid có thể thúc đẩy 3-5 lượt cài đặt tự nhiên (2). Chi phí cài đặt quảng cáo qua từng năm cũng đã khác nhau và giá cài đặt cũng thay đổi tùy theo số lượng người dùng của ứng dụng đó hiện đang có. Ví dụ như Grab hiện tại đã chạm được gần như toàn bộ người dùng trẻ của Hồ Chí Minh và Hà Nội do đó có thể họ sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mở rộng tệp khách hàng và do đó có thể phải tốn chi phí hơn so với GO-VIET hoặc Be.