Tư duy không thể làm marketing

Đối với một người làm về marketing, có phải có những tố chất và tư duy vượt trội. Tồn tại được trong ngành này, ngoài sự chăm chỉ, cần cù thì nếu tư duy của bạn lệch lạc cũng sẽ rất khó để phát triển lâu dài.
Bài viết này Marketer.vn sẽ chỉ ra cho bạn tránh những lối tư duy nào không thể làm marketing lâu dài được nhé.

1. Nghề marketing là gì

Nghề marketing là toàn bộ những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng qua quá trình tiếp thị và phát triển thương hiệu. Mục tiêu chính của marketing là cầu nối bền chặt giữa khách hàng và doanh nghiệp.

2. Những tư duy cần tránh khi làm marketing

Để phát triển lâu dài trong ngành này, bạn phải thực sự có đam mê cũng như các tố chất của một marketer. Dưới đây là những điều nên tránh khi bước vào con đường này.

Lười biếng, thiếu nỗ lực

Chuông đánh cái beng là xách mông về ngay thay vì tập trung vào kết quả. Nghề này không dành cho ai thích làm việc đúng theo giờ hành chính.
Nếu đạt Target 1 tuần làm 2 tiếng cũng được, còn không thì vui lòng dẹp suy nghĩ làm việc 8 tiếng hay nghỉ lễ lộc đi nếu muốn thành công với nghề. Đã theo nghề này thì bất kể thời gian nào cũng là cơ hội bán hàng. Không siêng năng và nỗ lực thì nên bấm nút biến.

Không nhiệt huyết với nghề

Không đam mê và tự hào với thứ mình bán. Facebook trống trơn, toàn tin nhảm thay vì nói về thứ mình bán một cách khéo léo; Linkedin không có gì ngoài Profile bị ép làm; gặp bạn bè chớ hề cho người ta biết mình bán gì.

Bị động, ù lì

Ngồi chờ công ty đưa khách hàng thay vì mở rộng mối quan hệ mỗi ngày.

Làm vì lợi ích cá nhân

Chỉ có tư duy muốn nhận mà không biết cho đi. Trong khi khách hàng tìm đến với mình vì lợi ích; mình không cho gì thì lợi đâu ra.

Làm việc không có tâm

Ăn xổi ở thì, bán bằng mọi giá dù sản phẩm tệ hoặc không hợp với khách. Nghề này sống được lâu nhờ mạng lưới mối quan hệ mà chơi vậy ai chơi.
Nếu bạn không phải là người như vậy mà sếp như vậy, rồi ép bạn bán thì nên cho sếp cút xéo, kiếm chỗ khác mà làm. Mạng lưới mối quan hệ mới là thứ cần giữ chứ không phải công việc hay sếp.

Thiếu tự tin, không dám học hỏi

Quá ngoan, cái gì cũng sợ, cái gì cũng không dám thử, cái gì cũng phán xét trên tiêu chuẩn bản thân tự đặt ra nên đánh mất sự linh động khi đi ngoại giao và trở thành đứa nhàm chán. Không ai thích chơi với đứa nhàm chán và thích phán xét, huống hồ mua hàng.

Suy nghĩ tiêu cực

Bi quan, bàn lùi, quá cầu toàn và không dám liều. Nghề của bạn nên là kiểm soát quy trình, số liệu vì trong mắt bạn toàn rủi ro. Thay vì cứ mở miệng nói “Cách này không được, cách kia không được”, muốn theo nghề phải luôn tự đặt câu hỏi “Vậy thì cách nào sẽ được ? Kế hoạch dự phòng là gì ? Còn cách nào khác ? Nên đổi cách tiếp cận, đổi khách hàng mục tiêu hay đổi sản phẩm cho phù hợp với xu hướng ?”

Nhát gan

Không dám bỏ con tép để bắt con tôm vì quá tính toán, so đo, keo kiệt.
Chỉ nghĩ tới kết quả xấu mà không dám hành động. Khiến bản thân luôn giậm chân tại chỗ.

Cái tôi quá cao

Thích nghe lời nịnh hót, dễ tự ái và giận dỗi khi ai đó chỉ cái sai thay vì cố gắng hoàn thiện bản thân. Coi trọng mặt mũi và thích thể hiện bản thân hơn là kết quả nên đi cãi lộn với khách hàng, cãi lộn với đối tác, cãi lộn với mạng lưới mối quan hệ rồi không ai thèm hợp tác.

Thiếu trách nhiệm

Doanh số chưa đủ nhưng lại không tập trung làm việc mà lại thích tám chuyện, chát chít, lướt fb trong giờ làm việc hoặc chơi trò chính trị công sở.

Lười đọc sách

Một tháng không cầm quyển sách lên quá một lần dù nghề này buộc bản thân phải nâng cấp mỗi ngày.

Hay đổ lỗi cho người khác

Đạt được vài thành tựu nho nhỏ trong quá khứ (Có thể do may mắn) rồi đắm chìm luôn trong đó rồi tưởng bản thân rất xịn sò. Sau đó thì nói sếp, nói đồng nghiệp thế này thế kia, toàn đổ lỗi cho hoàn cảnh khi thất bại.

Tính nóng vội, hấp tấp

Nôn nóng có kết quả ngay lập tức nhưng nội lực thì yếu nhớt, mạng lưới mối quan hệ thì chưa có. Với tâm lý này nên nhiều bạn Sales tìm đến mấy khóa học có cái tên rất kêu “Chốt Sales thần thánh” của bọn thầy dùi rồi về bắt chước rồi toang luôn. Tiền mất, mối quan hệ mất và mất luôn sự tự tin.

Không biết học hỏi

Tự mặc định khuynh hướng tính cách của bản thân là “Cảm xúc” hoặc “Lý trí” nên né tránh cải thiện điểm yếu của bản thân, viện cớ là không phù hợp. Ở cấp độ nâng cao thì nên tập trung vào điểm mạnh để phát triển thay vì khắc phục điểm yếu, nhưng cấp độ cơ bản như “Làm báo cáo, làm đề xuất gửi khách hàng, trình bày ý tưởng thật sinh động,…” thì phải học để làm cho bằng được.

Nói nhưng không làm

Mắc bệnh thích giả định nhưng không chịu sửa. Bệnh này khiến các bạn hay suy diễn “nhu cầu và động cơ mua hàng của khách” theo góc nhìn của mình rồi bán hoài không được. Không chịu sửa thì sớm muộn gì cũng bỏ cuộc vì toàn giả định trớt quớt.
Nói chung, để tồn tại và phát triển được trong ngành marketing bạn cần phải học hỏi rất nhiều và tránh dính tới những tư duy trên. Có như vậy mới có thể trở thành một marketer thực thụ.
Tái bút,
Tác giả: Thợ sửa ống nước

Marketer Việt Nam
Marketer Việt Nam

Marketer.vn là một cộng đồng marketer mạnh nhất Việt Nam. Nơi chúng tôi liên tục update các kiến thức mới, casestudy thật và tương tác với các bạn. Hãy tham gia group facebook, kênh youtube trao đổi với chúng tôi.

Bài viết: 357

Một bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *