IPad là một “thiết bị xuất sắc” theo như đánh giá của Steve Job. Tuy nhiên, đã có những biến đổi khiến cho IPad không thành công như cha đẻ của nó. IPad có thể không thay đổi cách con người sống, nhưng mặt khác, đã làm thay đổi cách ta mua sắm. Bằng cách đó, Ipad đã bất ngờ đã mang lại lợi ích cho ngành bán lẻ.
Sáng kiến cuối cùng của Steve Jobs có thể coi như một di sản thực sự.
“Những gì thiết bị này có thể làm là phi thường” – Steve Jobs dõng dạc xướng lên như vậy trong khán phòng tại Trung tâm Hội nghị Moscone ở San Francisco. Đó là vào ngày 27 tháng 1 năm 2010. Jobs trong bộ trang phục quen thuộc, diện quần bò bạc màu và chiếc áo cao cổ màu đen, ngồi trên một chiếc ghế Le Corbusier và trên tay cầm theo một thiết bị mà ông gọi là “thiết bị loại ba” – một loại máy tính bảng có màn hình cảm ứng 9,7 inch – được cho là sẽ làm bùng nổ thị trường. Không cồng kềnh như các máy tính xách tay, nhưng lại không quá nhỏ như iphone. “Thứ này”, như Jobs đã nói, “là một thiết bị xuất sắc”.
Thứ đó, tất nhiên, là iPad.
Steve Jobs đã không nói quá. IPad thực sự là một sản phẩm rất đáng chú ý. Thiết bị này đã tạo nên một cơn sốt và trở thành một trong những tâm điểm của dòng sản phẩm Apple, khi có thể tiêu thụ tới 311 666 chiếc mỗi ngày trong tháng 3 năm 2011, đồng thời thay đổi ngành công nghiệp sách điện tử bằng việc trở thành một sự lựa chọn thay thế cho Amazon đối với các nhà xuất bản.
Phía sau sự thiếu thành công của Ipad
Mặc dù vậy, một điều mà iPad đã không thể làm được như iPhone hay máy tính xách tay đã làm, đó là thay đổi cách mà con người sử dụng máy tính. “Đứng trên quan điểm người tiêu dùng, iPad đã trở thành một sản phẩm khá lạc lõng”. David Deal, một nhà tư vấn thương hiệu nhận xét. “IPad không thể bao gồm hết được các tính năng sử dụng hàng ngày mà người dùng cần”.
Dĩ nhiên, điều này không khiến iPad trở thành một sản phẩm thất bại của Apple (cho đến nay 340 triệu iPad đã được tiêu thụ – một con số không hề nhỏ). Mặc dù vậy, iPad đã không trở thành một sản phẩm có thể làm thay đổi thế giới, theo như mong muốn của Steve Jobs (đã qua đời tháng 10 năm 2011).
Tại sao vậy? Đó chính là bởi Galaxy S2 của Samsung, một loại điện thoại thông minh màn hình 4 inch đã được tung ra thị trường trước đó trong tháng 6 năm 2010.
Mặc dù màn hình chỉ lớn hơn iPhone có nửa inch, song việc ra đời của thiết bị này đã khởi tạo một cuộc chạy đua trong dòng điện thoại cảm ứng màn hình lớn mà chính Apple cũng bắt đầu gia nhập khi cho ra iPhone 5.
Vấn đề là ở chỗ, chính những phiên bản điện thoại thông minh màn hình lớn (bao gồm cả dòng iPhone 7 Plus với màn hình 5,5 inch) đã làm xói mòn tính khác biệt của iPad.
Bất ngờ thành công với ngành bán lẻ
Mặc dù vậy, điều mà iPad đã làm được là thay đổi một phần thế giới – đó là ngành bán lẻ. Một điều nghe có vẻ khá nghịch lý là việc sử dụng điện thoại thông minh hiện nay lại làm lợi cho máy tính bảng.
Ngày nay, người tiêu dùng khi mua sắm thường có thói quen tới các cửa hàng showroom để xem sản phẩm, sau đó rút điện thoại ra kiểm tra mức giá bán tại các cửa hàng khác để tìm được nơi bán rẻ hơn.
Để đối phó lại với xu hướng này, các nhà bán lẻ đã trang bị iPad cho các đồng minh của mình nhằm chiếm lại những giao dịch đã mất. Một số hãng bán lẻ như Panera Bread cũng đã cho thấy iPad có thể thay thế cho việc xếp hàng đăng ký và giảm thời gian cung cấp dịch vụ.
IPad có thể không thay đổi cách con người sống, nhưng IPad đã làm thay đổi cách chúng ta mua sắm.