Phân tích đối thủ cạnh tranh khi kinh doanh online là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Khi bạn phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng và đối thủ của mình. Từ đó, bạn có thể xác định các lợi thế và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, cải thiện chiến lược kinh doanh và tiếp thị của mình, tìm ra cơ hội để phát triển và cạnh tranh.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
1. Tìm kiếm và phân tích đối thủ
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như bạn – cho cùng một khách hàng thông qua các kênh thị trường giống nhau.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế gần. Những đối thủ cạnh tranh này thường nhắm mục tiêu thị trường của bạn với cùng một mệnh đề giá trị giống nhau hoặc tương tự – nhưng phân phối một sản phẩm khác.
Đối thủ cạnh tranh trong tương lai là các doanh nghiệp hiện tại chưa có mặt trên thị trường – nhưng có thể nhập bất cứ lúc nào.
2. Nghiên cứu website của đối thủ
Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh thì việc cần làm tiếp theo là phân tích website bán hàng của họ. Khi ghé thăm website của đối thủ, tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau:
- Làm thế nào họ biến một người khách ghé thăm trở thành khách hàng?
- Việc mua hàng diễn ra như thế nào?
- Họ dùng cách nào để xây dựng niềm tin với khách hàng?
- Thiết kế website có đẹp không, có cuốn hút không?
- Tìm đến sản phẩm/dịch vụ mong muốn có dễ không?
- Họ có đang thực hiện khuyến mại hay giảm giá không?
Ghi chú lại các câu trả lời này của bạn. Đây là tư liệu giúp bạn xây dựng website của riêng mình dựa trên việc học hỏi những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các website đối thủ.
3. Xác định phân khúc thị truờng của đối thủ
Phân phúc thị trường chính là giai đoạn quan trọng trong kinh doanh, việc xác định phân khác thị trường hiệu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp, công ty có thể dễ dàng tập trung nguồn lực, mặt hàng phục vụ phân phúc đó cũng như mang đến nhiều cơ hội cho mình.
4. Giai đoạn xác định phân khúc thị trường
Giai đoạn khảo sát
Doanh nghiệp hãy tiến hành phỏng vấn thăm dò và tập trung vào những nhóm khách hàng để từ đó có thể hiểu rõ và hiểu sâu hơn những động cơ cũng như thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Từ đó sẽ có được kết quả thu được để dễ dàng đưa ra được câu trả lời đúng đắn về nhiều số liệu khác nhau từ thái độ đối với các dạng sản phẩm cho đến mức độ hiểu biết về các nhãn hiệu sản phẩm.
Giai đoạn phân tích
Dựa vào những số liệu đã có ở giai đoạn khảo sát thì các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích để từ đó loại bỏ được những yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Sau đó dựa vào bảng phân tích sẽ áp dụng phân cụm nhằm tạo ra những phân khúc thị trường có sự khác nhau nhiều nhất.
Giai đoạn xác định đặc điểm
Ở giai đoạn này chúng ta sẽ dễ dàng xác định được về thái độ, hành vi, tâm lý, nhân khẩu hoặc và thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông.
5. Nghiên cứu giá cả về dịch vụ của đối thủ
Nếu bạn đang muốn đặt giá bán cho sản phẩm của mình thì bạn phải xem đối thủ cạnh tranh với bạn đang bán sản phẩm tương tự với giá như thế nào. Từ những thông tin giá cả của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ biết khách hàng mục tiêu của mình sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho sản phẩm đó và quyết định giá bán phù hợp nhất với mình.
6. Tìm kiếm các bài đánh giá chất lượng của đối thủ
Bạn muốn biết được chất lượng dịch vụ hay chất lượng sản phẩm của đối thủ, bạn sẽ phải tìm kiếm các bài đánh giá về đối thủ, bao gồm bài review về sản phẩm trên website, đánh giá chung về cửa hàng và các comment trên mạng xã hội…Từ đó, bạn sẽ nhận định được cửa hàng đó có đặt khách hàng làm trung tâm hay không, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để tận dụng và khắc phục những điểm thiếu sót cho mình.
7. Sử dụng công cụ để cạnh tranh với đối thủ
Tìm tòi các chi tiết: Đối thủ của bạn bắt đầu kinh doanh từ khi nào, ngày họ đăng ký tên miền, thông tin liên hệ, thống tin máy chủ…
Theo dõi thông tin tuyển dụng: Tìm hiểu các vị trí nhân sự họ đang tìm kiếm, điều đó thể hiện tiềm lực của đối thủ và một phần văn hóa doanh nghiệp.
Tìm hiểu về nguồn tài trợ: Tìm hiểu xem đối thủ có nhận được nguồn vốn từ một quỹ đầu tư nào không.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về phân tích đối thủ khi kinh doanh online mà marketer.vn đã đúc kết được. Phân tích đối thủ là một công việc không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh và phát triển trên thị trường kinh doanh online. Từ việc phân tích đối thủ, bạn có thể hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển và cạnh tranh hiệu quả hơn. Với những kinh nghiệm và kiến thức về phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có cơ hội tối đa hóa lợi ích và đạt được thành công trong kinh doanh online.